Tiềm năng phát triển của ngành nhựa Việt Nam

Tiềm năng phát triển của ngành nhựa Việt Nam

11:09 - 22/05/2021

Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc polymer, được dùng làm vật liệu sản xuất nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng vào đời sống xã hội cũng như phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác như điện, điện tử, viễn thông, giao thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp… Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chất dẻo còn được ứng dụng và trở thành vật liệu thay thế cho những vật liệu truyền thống tưởng chừng như không thể thay thế được là gỗ, kim loại, silicat… Ngành công nghiệp nhựa ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của các nước, trong đó có Việt Nam. Từ thực trạng phát triển ngành công nghiệp nhựa tại Việt Nam, bài viết nhận diện xu hướng phát triển của ngành này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay.

Ở Việt Nam, so với các ngành công nghiệp lâu đời khác (như cơ khí, điện - điện tử, hoá chất, dệt may…) ngành công nghiệp nhựa còn khá mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành Nhựa Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, với mức tăng hàng năm từ 16% - 18%/năm (chỉ sau ngành viễn thông và dệt may), có những mặt hàng tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%. Với tốc độ phát triển nhanh, ngành Nhựa đang được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam. Sự tăng trưởng mạnh mẽ đó xuất phát từ thị trường rộng, tiềm năng phát triển còn lớn, bởi ngành Nhựa Việt Nam mới chỉ ở bước đầu của sự phát triển so với thế giới và sản phẩm nhựa được phát huy sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.

 Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), hiện nay ngành Nhựa gần 4.000 doanh nghiệp (DN), phần lớn trong số đó là DN tư nhân (chiếm 99,8% tổng số DN tham gia hoạt động trong ngành công nghiệp nhựa Việt Nam).

Khảo sát thị trường trong nước cho thấy, sản phẩm nhựa do các DN Việt Nam sản xuất đã có mặt ở hầu hết các ngành và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Trong lĩnh vực tiêu dùng, sản phẩm từ nhựa được sử dụng làm bao bì đóng gói các loại, các vật dụng bằng nhựa dùng trong gia đình, văn phòng phẩm, đồ chơi…

Trong các ngành kinh tế khác, các sản phẩm từ nhựa được sử dụng ngày càng phổ biến; đặc biệt, trong một số lĩnh vực nhựa còn trở thành một nguyên liệu thay thế cho các nguyên liệu truyền thống như xây dựng, điện - điện tử… Nhìn chung, sản phẩm nhựa nội địa có sức cạnh tranh tương đối tốt với các công ty nước ngoài tại Việt Nam, cũng như các mặt hàng nhựa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Những DN nhựa nội địa đã, đang đẩy mạnh đầu tư công nghệ, nhà xưởng, liên kết cùng các công ty nước ngoài để tập trung đầu tư sản phẩm cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Không chỉ khẳng định ở thị trường trong nước, các sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện nay đã có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Nhật Bản, Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi, EU, Mỹ… Thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm nhựa của Việt Nam vào năm 2018 là Nhật Bản và Mỹ. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa trên thị trường Liên minh châu Âu cũng được đánh giá cao, đặc biệt là nhu cầu về ống nhựa khi DN Việt Nam có khả năng thâm nhập tốt và đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu.

Điều đáng chú ý là trên thị trường này, sản phẩm nhựa Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá như các nước châu Á khác (thuế trung bình từ 8 - 30%). Do đó, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để DN nhựa Việt Nam tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. Một số thị trường mới được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm nhựa Việt Nam như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Đông Âu, châu Phi…

Chia sẻ:
Xuất khẩu rau quả chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD
Thùng nhựa kích thước 610x420x310mm
Thùng nhựa kích thước 610x420x390mm
Thùng nhựa công nghiệp Hòa An
Thùng nhựa HS026 có nắp đậy
Facebook